MUỐN THỊT KHÔNG CÓ MÙI TANH, KHI CHẾ BIẾN CẦN CHÚ Ý 2 KHÂU QUAN TRỌNG

MUỐN THỊT KHÔNG CÓ MÙI TANH, KHI CHẾ BIẾN CẦN CHÚ Ý 2 KHÂU QUAN TRỌNG
Ngày đăng: 3 năm trước

Làm thế nào để nấu thịt bò, thịt heo và những loại thịt khác có mùi vị thơm ngon, đúng độ tươi của nó. Có 2 khâu quan trọng bạn cần ghi nhớ:

Bảo quản thịt đúng cách

Thông thường, thịt mua về không được nấu chín ngay cần phải bảo quản trong tủ lạnh, điều này rất quan trọng.

 

Muốn thịt không có mùi tanh, khi chế biến cần chú ý 2 khâu quan trọng nhất - 1
 

 

1. Cho vào ngăn mát tủ lạnh

Nếu thịt được tiêu thụ trong vòng 2-3 ngày, nó chỉ cần được làm lạnh bình thường, không cần gỡ bỏ bao bì bên ngoài, nên được cho vào hộp để tránh nhiễm khuẩn chéo trong tủ lạnh.

2. Trữ đông

Thịt mua về nếu không chế biến trong vài ngày, cần phải trữ đông. Lúc này, bạn nên cho thịt vào túi zip, hút hết không khí bên trong. Nếu thời gian trữ đông trên một tuần, tốt nhất nên bọc nhiều lớp bằng màng bọc thực phẩm trước khi cho vào túi zip.

Một số điểm cần lưu ý khi trữ đông:

- Dùng khăn giấy thấm hết máu của thịt, không rửa.

- Cho vào túi kín.

- Khi rã đông, cần cho vào ngăn mát tủ lạnh trước, không để ở nhiệt độ phòng.

5 mẹo khử mùi hôi của thịt

 

1. Chần thịt

Chần thịt qua nước nóng là một trong những cách để lọc bỏ tạp chất và huyết dư thừa. Khi thịt chín, trên mặt nước sẽ nổi rất nhiều bọt bẩn, bạn chỉ cần vớt bỏ bọt là được.

Cần lưu ý rằng, không nên nấu bằng lửa to mà đun từ từ trong nước lạnh. Nếu cho trực tiếp thịt vào nước sôi, protein trên bề mặt thịt sẽ nhanh chóng co lại, khiến chất bẩn bên trong không thoát ra được, khiến thịt vẫn còn có mùi hôi.

2. Sử dụng các loại gia vị như hành lá, gừng, hoa hồi

Trong ẩm thực Trung Quốc, các loại gia vị như hành, gừng, tỏi, ớt, hoa hồi, hạt tiêu có tác dụng khử mùi tanh rất tốt. Bạn có thể lựa chọn tùy theo sở thích và tùy từng loại món ăn. 

Muốn thịt không có mùi tanh, khi chế biến cần chú ý 2 khâu quan trọng nhất - 3

Các phương pháp sử dụng phổ biến bao gồm:

Hành lá: Bản thân hành lá có vị hơi nồng nên có tác dụng khử tanh, cải thiện hương vị, thường được cắt nhỏ hoặc cột lại cho vào cùng với thịt.

Gừng: Bản thân gừng có vị cay và mùi vị độc đáo, tác dụng khử mùi tanh rất tốt. Bạn có thể sử dụng nó để xào, hầm hoặc hấp. Gừng thường được cắt sợi nhỏ hoặc xay thành bột, phù hợp với các món thịt.

Tỏi: Tỏi là một loại gia vị thường được sử dụng trong các món ăn Trung Quốc hoặc phương Tây, rất thích hợp để chế biến món lạnh, xào hoặc ướp thịt.

Ớt: Vị của ớt tươi thường nhạt hơn nhưng tác dụng khử mùi sẽ rõ ràng hơn sau khi đun nóng và thái nhỏ.

Hoa hồi: Hoa hồi có mùi thơm, nên được sử dụng trong các món hầm hoặc thịt kho.

3. Rượu nấu ăn

Rượu nấu ăn có thể đánh bay mùi tanh của thịt và bay hơi trong quá trình đun nấu. Rượu gạo thường được sử dụng trong ẩm thực Trung Quốc, rượu ngọt mirin trong ẩm thực Nhật, ngoài ra tùy vào từng món ăn có thể thêm rượu vang đỏ hoặc bia.

Muốn thịt không có mùi tanh, khi chế biến cần chú ý 2 khâu quan trọng nhất - 4

4. Ướp với giấm hoặc nước cốt chanh

Giấm trắng có tác dụng khử mùi tanh, trong khi giấm đen tăng hương thơm. Bạn có thể cho một ít giấm khi nấu hoặc ướp thịt với giấm và rượu. Nước cốt chanh cũng có tác dụng tương tự.

5. Sử dụng dứa, kiwi

Kết hợp hoa quả có vị chua như dứa, kiwi, cà chua không chỉ giúp trung hòa cảm giác béo ngậy của thịt mà còn khử mùi tanh. Chẳng hạn như trong dứa chứa một số enzyme khiến thịt trở nên mềm ngon hơn.

Nguồn 24h

Zalo
Hotline